Lời dạy về hạnh phúc của GanDhi

Add Comment
LỜI DẠY VỀ HẠNH PHÚC CỦA GANDHI

1. Phạm sai lầm
“Tự do chẳng có giá trị gì nếu không bao gồm quyền tự do có thể phạm sai lầm.” (Gandhi)
Trong cuộc sống gia đình, ngoài xã hội, hay ở nơi làm việc, chúng ta luôn có thể phạm sai lầm. Chẳng phải ngạn ngữ vẫn dạy ta rằng: “Nhân vô thập toàn”, và “Sai lầm là thuộc tính của con người”? Trong lịch sử, có vĩ nhân nào đạt đến thành tựu lớn mà không phạm sai lầm và chưa từng thất bại? Chúng ta không nên băn khoăn lo sợ về việc phạm sai lầm, kẻo lại tạo thêm cho ta lắm phiền muộn và stress, thay vào đó hãy tĩnh tâm và nhìn lại mình, nhận ra sai trái, và tìm hiểu nguyên nhân. Vấn đề đặt ra là chúng ta có biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã qua không? Những bài học nào ta học được từ các sai lầm ấy có giúp ta sửa mình, tránh vết xe đổ, cải thiện, và làm tốt hơn.

Lời dạy về hạnh phúc của GanDhi

2. Hiểu biết
“Ghét tội lỗi, nhưng yêu người phạm lỗi.” (Gandhi)
Một trong những bài học quan trọng nhất của Gandhi là sự hiểu biết và lòng khoan dung. Trong cuộc đời của chúng ta, từ tuổi 16, 17 đến khi trưởng thành và có tuổi, ở học đường, nơi làm việc hay trong giao tiếp xã hội, ta gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người, trong đó có người ta không hợp tính, và thực sự không thích họ. Ta hay họ có thể phạm lỗi và bất đồng- là chuyện thường tình, rồi từ đó có thể tranh cãi.
Gandhi khuyên chúng ta hãy nhìn vào lầm lỗi chứ đừng nhìn vào con người phạm lỗi. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và động cơ của sai lầm, biết nhận ra sự yếu đuối nơi người và ở mình, để rồi tha thứ với lòng khoan dung như đối với anh em, với chính mình. Như thế là phát triển tình yêu thương thay vì ghét bỏ và thù địch. Nhớ rằng người nào la mắng, sân hận với mình cũng rất bất hạnh và đau khổ, chỉ vì vô minh, thiếu hiểu biết khiến người ấy phải la hét.

3. Tự phụ và kiêu ngạo
“Thực thiếu khôn ngoan khi quá chắc chắn về sự thông thái của bản thân. Tốt hơn hãy nhớ rằng người mạnh mẽ nhất có thể yếu đuối, và người khôn ngoan nhất vẫn có thể sai lầm” (Gandhi)
Không ai thích người tự phụ bên mình. Nếu phải giao tiếp hay làm việc suốt ngày với người tự phụ có thể khiến ta phiền lòng. Tưởng tượng xem trong một nhóm làm việc cùng nhau trong một dự án hay kế hoạch, người kiêu ngạo có tôn trọng ý kiến người khác chăng, hay chỉ áp đặt ý kiến của mình và đặt cái tôi của mình lên trước. Nếu bạn thấy khó chịu trong những trường hợp như thế, bạn càng phải thực hành tính khiêm nhường. Bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều ở cơ quan nếu bạn có một nhân cách khiêm tốn và biết thông cảm cho điểm yếu của người khác. Bạn sẽ được nhiều người yêu mến, được lắng nghe, và bạn sẽ có cơ hội học hỏi để biết về mình nhiều hơn.

4. Tha Thứ
“Người yếu đuối không bao giờ biết tha thứ. Tha thứ là thuộc tính của người mạnh mẽ.” (Gandhi)
Các bất đồng dễ sinh ra tranh chấp và cãi vã, trong gia đình hay tại cơ quan với đồng nghiệp. Mọi việc sẽ căng thẳng và va chạm có thể khiến bạn và người đều bị tổn thương. Trong tình huống ấy, Gandhi dạy chúng ta phải bình tĩnh. Thay vì dùng vũ lực, hãy dùng tình thương yêu và sự tha thứ. Người biết tha thứ mới là người mạnh mẽ và chiến thắng bằng cách cư xử ôn hòa. Phải tránh tình huống cả hai đều nóng giận, và nếu người kia sắp bùng nổ, xin đừng châm ngòi nổ của mình. Hãy im lặng tránh đi, đợi đến khi sự việc qua đi và không khí dịu êm hơn, tìm lời giải thích và một tiếng nói chung. Tha thứ sẽ khiến ta cảm thấy bình an và có thể đánh thức tính bất hại trong tâm (heart) và thức (mind) của người kia.

5. Hãy là người dẫn đường của chính mình
“Bạn phải thay đổi theo cách mà bạn muốn thế giới thay đổi.” (Gandhi)
Có lẽ câu danh ngôn này là một trong những câu nổi tiếng nhất của Gandhi. Chính câu nói này đã khơi nguồn cảm hứng và sức mạnh cho hàng triệu người trên thế giới làm nên những điều quan trọng và lớn lao cho cuộc đời họ, bằng cách thúc đẩy họ tự thay đổi. Trong gia đình bạn hãy là người thay đổi như bạn muốn đối với những người thân yêu của bạn; chẳng hạn: siêng năng, trung thực, biết yêu thương, có trách nhiệm.
Tương tự, bạn cũng hành xử như thế ở cơ quan. Hãy thể hiện và cho đi con người tốt nhất của bạn trong công việc và các mối quan hệ toàn tâm toàn ý. Nếu bạn không thích ngồi tán chuyện thiên hạ, đừng tham gia vào hội nói sau lưng. Nếu chán ngán cái cảnh thấy người ta bè phái, thì bạn lên tiếng rằng mình không gia nhập. Nếu không tán thành tình trạng vô trách nhiệm, làm việc qua loa, bạn hãy làm việc thực tích cực với trách nhiệm cao nhất. Chớ đợi người khác thay đổi. Hãy bắt đầu từ chính bạn cho những thay đổi bạn muốn xảy ra.

6. Thù hận
“Mắt đổi mắt chỉ làm cho thế giới mù lòa." (Gandhi)
Đừng hành xử theo kiểu giang hồ: “Ăn miếng trả miếng”. Đừng tìm kiếm sự trả thù nếu có ai đó bất mãn với ta, hay vô tình có lỗi với ta. Hoặc nếu người bạn cùng phòng được đề bạt sớm hơn mình, chớ ghen tị. Người ấy chẳng có lỗi gì cả. Chính chúng ta với sự đố kỵ, cố chấp, hẹp hòi, mới chịu trách nhiệm với những suy nghĩ độc hại của việc trả thù hay trả đũa. Luôn cố gắng đẩy những hạt giống tiêu cực như ghen tị, cố chấp, thù hằn,…
Những ý nghĩ này vô cùng tai hại làm cho người nuôi chúng nặng nề, đầy thù hận, vô minh và có thể hành động nông nổi, mù quáng, gây đau khổ tổn thương cho người khác. Xét cho cùng, mọi việc đều có thể giải quyết một cách êm đẹp bằng sự thông cảm trong hòa bình.

7. Chân thực
“Một lời phủ định “Không” thốt ra từ sự xác quyết sâu sắc nhất tốt hơn là một lời nói “Có” chỉ để làm vừa lòng, hay còn tệ hơn, để tránh rắc rối.” (Gandhi)
Đôi khi ta có khuynh hướng nói những lời chỉ để làm vui lòng người. Có đôi trường hợp ta cho là một lời nói dối vô hại tốt hơn là nói thực vì nó giúp chúng ta tránh được một tình huống khó chịu. Nhưng sự thực Gandhi dạy chúng ta không nên nói dối mà hãy luôn trung thực. Thường thì 9/10 trường hợp những lời nói dối vô hại ấy sẽ có tác dụng ngược khi chúng ta không trung thực với người khác hay với chính mình.

8. An bình nội tâm
“Mỗi người phải tìm được sự an bình nội tại của mình. Và sự an bình thực sự không thể bị tác động bởi hoàn cảnh ngoại tại.” (Gandhi)
Chúng ta phải hiểu rằng hạnh phúc thực sự đến từ việc làm chủ những ý nghĩ và trí óc của mình (thức). Điều gì đang diễn ra quanh bạn không quan trọng; nếu bạn làm chủ được thần thức của mình, bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu bạn không làm chủ tư duy của mình, bạn sẽ dễ bị chao đảo, cuốn trôi theo cơn lốc của những thay đổi trong dòng chảy cuộc đời, hay ở cơ quan. Thậm chí một chút phiền hà nho nhỏ cũng có thể phá hỏng cả một ngày của bạn.Vì thế hãy cố gắng để đạt được sự an bình nội tâm.

Khi bạn cố gắng thực hiện 8 lời dạy của Gandhi cũng chính là bạn đang nuôi dưỡng những hạt giống tích cực: cảm thông, khoan dung, tha thứ, khiêm nhường, nhẫn nhịn, yêu thương, v.v … đồng thời làm tăng trưởng chúng, những nhân tố tích cực của hạnh phúc.
-st-

Tại sao người khác thành công?

Add Comment
Đôi lúc chúng ta tự hỏi tại sao mình thất bại còn người khác thành công và cho rằng cuộc sống không công bằng. Tuy nhiên tất cả đều có lý do của nó.

Tại sao người khác thành công



Tại sao một số người thất bại còn những người khác lại thành công. Đôi khi nó có vẻ chẳng hề công bằng. Chúng ta đều biết những người có nền giáo dục tốt, thái độ đúng đắn và mong muốn chân thành để đạt được điều gì đó. Họ là những phụ huynh tốt, nhân viên trung thực và người bạn trung thành. Tuy nhiên, họ lại sống những cuộc sống âm thầm tuyệt vọng. Họ dường như nhận được lại rất ít.

Nhưng lại có những người nhận được rất nhiều nhưng lại cống hiến rất ít. Họ không có giáo dục. Họ có thái độ kém về bản thân và những người khác, họ còn thường không trung thực và không có nguyên tắc. Điểm chung duy nhất là họ cũng có một mong muốn chân thành là tiến lên phía trước. Mặc dù thiếu phẩm chất, kiến thức và sự đánh giá cao nhưng những con người này thường nằm trong top những người dẫn đầu.

Tại sao những người tốt nhận lại quá ít trong khi những người không trung thực lại nhận được quá nhiều? Tại sao những tay trùm ma túy hay tội phạm hình sự đang lái Rolls-Royces trong khi nhiều người không thể chi trả những khoản chi phí nhỏ bé của mình? Nếu mong muốn thành công của chúng ta mạnh mẽ như họ cộng thêm những đức tính tốt đẹp thì tại sao chúng ta không làm tốt hơn họ?

Câu trả lời có thể là bạn không làm việc để đạt được mục tiêu như họ đã làm. Chúng ta không đưa tất cả những gì mình có ra thị trường và cho chúng hoạt động, còn họ có. Chúng ta không thức khuya phát triển những kế hoạch mới, làm việc chăm chỉ mỗi ngày để biến giấc mơ thành hiện thực, còn họ có. Chúng ra không tìm hiểu tất cả những khả năng của ngành và thị trường của chúng ta, còn họ có. Chúng ta không cố gắng hết sức để có được sự ảnh hưởng, mối quan hệ với những người có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu, còn họ có. Trong khi chúng ta mơ ước thì họ đã thực hiện. Cứ cho là họ làm điều sai trái nhưng họ đang làm một cách nhất quán với cường độ và sự tận tụy khiến nhiều người phải xấu hổ.

Cái ác luôn lấp đầy khoảng trống do sự vắng mặt của điều tốt. Chúng ta không thể chiến thắng cái xấu do thiếu hành động, kỷ luật mãnh liệt làm cái xấu phát triển còn người tốt thì lúng túng. Nếu đôi lúc cuộc sống có vẻ chẳng công bằng, chúng ta chẳng có ai để đổ lỗi ngoài chính mình cả.

Hãy tưởng tượng thế giới sẽ khác biệt ra sao nếu chúng chúng ta cam kết hành động ngay. Điều gì xảy ra nếu chúng ta toàn tâm toàn ý cho công việc, gia đình và cộng đồng? Nếu như ngay bây giờ hãy biến giấc mơ thành kế hoạch và kế hoạch thành hành động hướng tới đạt được mục tiêu? Bạn có thấy những điều kinh ngạc bạn thực hiện được.

Khi chúng ta tích cực làm việc, cái ác sẽ không có cơ hội xô ngã những điều tốt đẹp. Chúng ta có thể chia sẻ với gia đình một cuộc sống với đầy thử thách, hứng thú và thành tích. Và chúng ta sẽ để lại cho thế hệ tương lai những điều tốt đẹp nhất để xây dựng một thế giới hoàn toàn mới. Tất cả bởi vì chúng ta quan tâm đến cuộc sống của mình và dồn kỹ năng và tài năng vào công việc.

Theo (Trí thức trẻ)

Bí quyết kinh doanh của ông chủ đế chế Wal-Mart

Add Comment
BÍ QUYẾT KINH DOANH CỦA ÔNG CHỦ ĐẾ CHẾ WAL-MART

Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là. Với phản xạ kinh doanh nhạy bén, Sam Walton lập tức dốc toàn bộ số tiền lẻ thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn Bentonville quê ông. Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng, tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh thời bấy giờ.
Bi quyet kinh doanh cua ong chu de che Wal-Mart

Được sự động viên từ gia đình và bạn bè, ông đã viết cuốn sách “Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ”, viết chung với cộng sự John Huey. Toàn bộ bí kíp kinh doanh của tỷ phú bán lẻ huyền thoại Sam Walton đã được gói gọn trong cuốn sách này. Đây được xem là cuốn sách đáng đọc đối với mọi độc giả, đặc biệt là những người thích sưu tầm sách về kinh doanh. Hiện nay, hệ thống cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn chiếc nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, châu Âu và tích cực vươn sang châu Á.

"Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ” ra đời như cách kể một câu chuyện về cuộc đời kinh doanh của Sam Walton và các cộng sự. Với bản chất dung dị cố hữu, Sam Walton đã kể câu chuyện một cách đơn giản và dễ gần, đúng như bản chất trong triết lý kinh doanh của Wal-mart. Độc giả hoàn toàn có thể hài lòng với lối tự sự trung thực, gần gũi của tỷ phú huyền thoại.

Cuốn sách được bắt đầu bằng hình ảnh khởi nghiệp của Sam Walton. Ông sinh năm 1918 trong một gia đình nông dân nghèo ở tiểu bang Oklahoma. Vào giai đoạn đại khủng hoảng của nước Mỹ, gia đình Sam cũng như nhiều gia đình khác đều phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Ông lớn lên trong tình trạng gia đình kiệt quệ và túng thiếu.

Nhận thức vai trò của mình là phải hỗ trợ chứ không thể dựa dẫm vào gia đình, ông đã bắt đầu đi đưa báo từ lúc 8 tuổi cho đến khi vào đại học. Khi học đại học ông cũng đã trải qua rất nhiều nghề để nuôi sống bản thân cũng như trang trải cho việc học tập. Trong quãng thời gian đó ông đã học được rằng cần phải làm việc chăm chỉ như thế nào để có được một đồng đôla và khi bạn lao động thì bạn xứng đáng được hưởng một cái gì đó.

Chính điều này đã hình thành bản tính tiết kiệm của Sam Walton và trở thành triết lý kinh doanh của Wal-mart. Mỗi khi Wal-mart tiêu một đồng đô la một cách không thích đáng, thì đó chính là đồng đô la lấy từ túi của khách hàng.

Một trong những điều quan trọng làm nên thành công của Wal-Mart chính là công thức kinh doanh vô cùng đơn giản đã được ông đúc kết, đó là: cắt giảm chi phí, giảm giá, dịch vụ tối ưu, khai thác hiệu quả công nghệ thông tin và đảm bảo cuộc sống nhân viên. Chiến lược này được xem như là chiếc chìa khóa mang lại thành công cho Sam Walton.

Tuy nhiên, cuốn sách đã bật mí một chiến lược khác mà theo Sam Walton là quan trọng nhất. Đó chính là nhân viên và cửa hàng.

“Không những quan tâm tới khách hàng, bạn còn phải để tâm đến các cửa hàng và nhân viên của mình. Bạn phải thuê được những nhân viên có quan điểm đúng đắn. Nếu bạn muốn mọi nhân viên quan tâm đến khách hàng thì bạn phải đảm bảo rằng bạn đã quan tâm tới họ. Đó là một phần quan trọng nhất đã làm nên thành công của Wal-Mart”.

Ngoài ra, cuốn sách còn đưa ra những chỉ dẫn để mọi người đều có thể cảm nhận được con đường trở thành một doanh nhân huyền thoại Sam Walton như: Học theo cách kinh doanh của người khác và áp dụng, có cạnh tranh thì mới có phát triển nên hãy vui vẻ chấp nhận, hãy tiết kiệm và đặc biệt là bạn đừng sợ sai.

Tờ San Francisco Chronicle California nhận xét: “Đây thực sự là một cuốn tự truyện đầy cảm hứng. Walton kể câu chuyện tuyệt vời của cuộc đời mình với niềm tin mãnh liệt và không một chút giấu diếm về những sai lầm của mình”.

Năm 1992, Sam Walton qua đời ở tuổi 74 do căn bệnh ung thư. Đế chế Walmart hiện được điều hành bởi các hậu duệ của Sam Walton. Tổng giá trị tài sản của gia đình Walton là 130 tỷ USD, là gia đình giàu nhất tại Mỹ theo thống kê của Tạp chí Forbes.
(Theo cafebiz)

Ly cà phê cuộc đời

Add Comment
LY CÀ PHÊ CUỘC ĐỜI.
.
Một nhóm sinh viên, sau khi tốt nghiệp ra trường đều có công việc tốt, rủ nhau về thăm thầy giáo cũ. Sau một hồi trò chuyện, họ bắt đầu phàn nàn về những căng thẳng trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nghe vậy, người thầy đi vào bếp và quay trở ra với một bình cà phê lớn cùng những chiếc tách khác nhau: chiếc bằng sứ, chiếc bằng nhựa, chiếc thuỷ tinh, chiếc bằng pha lê, có vài chiếc tách trông rất đơn giản, nhưng cũng có cái rất đắt tiền. Người thầy bảo các học trò tự chọn tách và rót cà phê cho mình.
.
.
Sau khi mỗi người đều đã có một tách cà phê, người thầy bắt đầu nói:
.
– Nếu các em chú ý thì sẽ nhận ra điều này: những chiếc tách đắt tiền và đẹp đều đã được lấy hết, chẳng ai đụng đến những chiếc tách rẻ tiền cả. Có lẽ mọi người sẽ cảm thấy điều này thật bình thường vì ai chẳng muốn chọn cho mình cái tốt nhất, nhưng điều ấy lại chính là nguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối trong cuộc sống của các em.
.
Ly cà phê cuộc đời

....
Điều mà chúng ta thực sự cần là cà phê, chứ không phải chiếc tách, nhưng ai cũng vội vàng chọn những chiếc tách tốt nhất, rồi sau đó còn liếc mắt qua người bên cạnh để xem tách của họ có đẹp hơn tách của mình không.
.
Đừng để những chiếc tách ảnh hưởng mà hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của mình.
.
Cuộc sống chính là cà phê, còn công việc, tiền bạc và địa vị xã hội chính là những chiếc tách. Chúng là công cụ để giữ và chứa đựng cuộc sống, và không làm thay đổi chất lượng cuộc sống chúng ta. Đôi khi, vì chúng ta cứ tập trung vào chiếc tách, mà bỏ qua việc thưởng thức hương vị cà phê mà cuộc sống cho chúng ta.
.
Vì thế, đừng để những chiếc tách ảnh hưởng mà hãy thoải mái nhâm nhi cà phê của mình nhé!
.
<sưu tầm>
Ai trong số chúng ta biết thưởng thức ly cà phê cuộc đời nào?